Cấu trúc Silo là gì? 4 bước xây dựng Silo cho website chuẩn SEO
Website là kênh giao tiếp quan trọng nhất giữa một doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng của họ. Nếu trang web phụ thuộc đáng kể vào nội dung để thúc đẩy lưu lượng truy cập, tối ưu trải nghiệm người dùng, tăng mức độ tương tác hoặc chuyển đổi, thì việc tổ chức nội dung tốt rất quan trọng. Do đó, cấu trúc Silo sẽ hỗ trợ bạn trong vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để tìm hiểu về cấu trúc Silo nhé!
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là một kiểu thiết kế trang web trong đó người dùng sắp xếp, tách biệt và liên kết các nội dung trong cùng một chủ đề. Điều này hỗ trợ phân đoạn nội dung thành các phần rõ ràng, mạch lạc và gọn gàng hơn.
Mỗi Silo bao gồm một trang Silo chính và thông tin liên quan, mỗi thành phần đều được kết nối chặt chẽ với các thành phần khác. Tuy nhiên, mỗi nội dung trên các Silo này không liên quan đến nhau, ngụ ý rằng nội dung hoàn toàn bị cô lập trong các Silo này.
Nếu mỗi Silo có nhiều thông tin liên quan đến chủ đề chính, điều này sẽ giúp tăng mức độ liên quan của trang web trong mắt Google. Do đó, trang web của bạn chứa càng nhiều thông tin bao quát thì càng tăng cơ hội tiếp cận mọi truy vấn của người dùng.
Phân loại cấu trúc Silo thường gặp
Cấu trúc Silo vật lý
Silo vật lý là một phương pháp sắp xếp các trang bằng cách sử dụng cấu trúc parent/child. Nó như một tủ tài liệu chứa đựng các trang và chủ đề liên quan nhau. Tuy nhiên, trong một cấu trúc Silo vật lý thì không thể chứa đựng 2 mục parent/ parent.
Cấu trúc Silo ảo
Interlink được sử dụng bởi các Silo ảo để thu thập các trang web quan trọng và tách các trang web không liên quan. Silo ảo được xây dựng thông qua các liên kết giữa các trang có liên quan nhau, trái ngược với cấu trúc Silo vật lý, cần các trang được lưu trữ trong cùng một danh mục.
Khi bạn liên kết chặt chẽ các chủ đề có liên quan nhau, đồng nghĩa bạn đang hợp nhất mức độ liên quan của chủ đề với một phần nhất định trên trang web của bạn. Thêm các trang parent và trang child cấp cao cho mỗi Silo SEO là bạn đã phát triển một hệ thống phân tầng website dựa trên các mẫu kết nối của trang web.
Các trang mang tính hỗ trợ cần phải được liên kết đến Landing Page Silo của chúng. Bên cạnh đó, ngoại trừ Landing Page Silo, nên tránh liên kết chéo giữa các Silo. Mặt khác, các trang con trong một Silo cũng không được liên kết đến các trang con trong một Silo khác.
Sơ lược quá trình xây dựng Silo cho website
Dưới đây là những bước cơ bản khi tiến hành xây dựng Silo:
Phác thảo chủ đề chiến lược
Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta phải thiết lập chủ đề và chiến lược nội dung bao quát cho các tài nguyên web của mình.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo một trang web chuyên về lưu trữ, hãy chọn chủ đề từ khóa có liên quan đến chúng để tập trung vào.
Để tạo cấu trúc trang web lý tưởng, hãy tham khảo và tìm hiểu những nội dung có liên quan để xác định chủ đề chính mà website muốn hướng đến.
Trang web là gì, mục tiêu của trang web là gì, giá trị đối với người đọc là gì,… nên được tìm hiểu kỹ lưỡng. Hiểu các mục này sẽ giúp xác định trọng tâm cốt lõi của trang web.
Xây dựng ý tưởng và bố cục
Sau đó, bạn cần phải quyết định ý tưởng và bố cục cho hệ thống Silo của mình. Ví dụ bạn có thể phân loại theo thương hiệu hoặc phân loại (xe thể thao, xe đường trường,…). Điều này sẽ được xác định bởi mục tiêu của trang web.
Thành lập các liên kết
Sau khi xác định được cấu trúc của trang web, bước tiếp theo bạn phải lập kế hoạch cấu trúc liên kết với nhau. Chọn cách tốt nhất để gắn kết các trang lại với nhau sẽ giúp cho chủ đề chặt chẽ với nhau hơn. Đồng thời, tập trung vào việc xây dựng các backlink với các văn bản neo trong mỗi Silo để tăng PageRank.
Tiến hành thực tiễn xây dựng
Bây giờ bạn có thể bắt đầu xây dựng các Silo của mình. Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể thêm nhiều trang parent và trang child để tạo các Silo vật lý. Để thiết lập một Silo ảo, hãy sử dụng các interlink như đã nói trong phần trên.
4 bước xây dựng Silo cho website chuẩn SEO
Sau khi đã biết được cách cơ bản khi thiết lập một cấu trúc Silo, hãy để Lucidplot hướng dẫn bạn 4 bước xây dựng một Silo chuẩn SEO cho website của mình.
Lên ý tưởng chủ đề cho website
Nếu bạn phải bối rối vì tìm cách xác định chủ đề của website, bạn có thể lần lượt trả lời các câu hỏi dưới đây để xác định ý tưởng:
- Các chủ đề nào được xếp hạng cao website?
- Các chủ đề nào có thể được kết nối đến trang web?
- Làm cách nào để đưa các khái niệm quan trọng vào thực tiễn?
Kiểm tra lịch sử lưu lượng truy cập trang web của bạn cũng là một cách giúp bạn thống kê được chủ đề cho website. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các nguồn đáng tin cậy như:
- Google Search Console: Công cụ này cung cấp dữ liệu về các truy vấn không phải mất phí. Do đó, người dùng có thể thấy được tìm kiếm nào làm cho trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nhiều nhất và truy vấn nào nhận được nhiều lượt truy cập nhất.
- Chương trình PPC: Cho phép kiểm tra hiệu quả của các cụm từ khóa trong các chiến dịch quảng cáo.
Tạo chủ đề Silo vật lý cho website
Trong giai đoạn này, bạn cần phải xem xét cách tạo một Silo vật lý bằng cách sử dụng cấu trúc danh mục của trang web.
Bằng cách kết hợp các trang web có tài liệu tương đương vào một danh mục được sắp xếp tốt, các Silo danh mục sẽ củng cố chủ đề của trang web. Điều quan trọng cần lưu ý là cần ít nhất 5 trang thông tin để thiết lập chủ đề và mỗi trang phải được đặt tên rõ ràng. Hơn nữa, hai Silo không được chia sẻ bất kỳ tài liệu nào hoặc có bất kỳ liên kết chéo nào.
Nếu trang web có một chủ đề đủ rộng, bạn có thể chia thành nhiều chủ đề khác nhau. Thông thường, subSilo chứa 2 đến 3 danh mục là phù hợp nhất. Nếu các trang được chia quá rộng, chúng có thể không có đủ inbound link để được đánh giá có liên quan đến chủ đề chính.
Tạo chủ đề Silo ảo cho website
Tất cả 5 trang web kể trên phải kết nối với một landing page duy nhất để thiết lập một Silo ảo.
Sau đó, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng các trang này có liên quan và hỗ trợ nội dung của Landing Page. Mỗi trang cũng phải cung cấp một liên kết đến các trang hỗ trợ khác của Silo ảo. Cách dễ nhất để kết nối chúng là cung cấp điều hướng trên mỗi trang, từ đó tạo ra một sơ đồ trang web danh mục trên trang.
Tuy nhiên, chúng ta phải thận trọng khi liên kết với các vị trí trang khác để duy trì tính toàn vẹn của Silo. Nếu bạn phải liên kết 2 trang web từ các danh mục khác nhau, chỉ cần liên kết đến Landing Page của danh mục để thiết lập chủ đề cho mỗi Silo.
Xây dựng nội dung phong phú keyword
Yếu tố cần thiết nhất chắc chắn là nội dung nhưng nội dung phải tuân thủ các tiêu chí cụ thể và thân thiện với công cụ tìm kiếm để website có được thứ hạng hàng đầu.
Để phát triển nội dung giàu từ khóa, trước tiên chúng ta phải kiểm tra xem lượng nội dung cần thiết hoặc ít nhất là cần bao nhiêu nội dung, để trang web cạnh tranh cho thứ hạng hàng đầu.
Hơn nữa, bạn nên tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Ngay cả khi một trang web có hàng trăm trang riêng biệt nhưng không có lượng từ khóa phù hợp, nó sẽ không đạt được thứ hạng xuất sắc.
Thông qua bài viết này ắt hẳn bạn cũng đã biết được cấu trúc Silo là như thế nào? và các bước xây dựng một cấu trúc Silo chuẩn SEO cho website của bạn. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kiến thức này vào thực tế.
>> Xem thêm: Chuẩn SEO là gì? Tại sao phải thiết kế website chuẩn SEO?
Nhưng không phải ai cũng dễ dàng có thể tự mình xây dựng cấu trúc Silo đạt chuẩn. Nếu bạn đang còn nhiều băn khoăn cũng như không biết bắt đầu từ đâu, chúng tôi khuyên bạn nên tìm cho mình đơn vị tối ưu web chuẩn SEO uy tín.
Biết được nhiều nhu cầu của khách hàng, thời gian qua chúng tôi đã liên kết hợp tác thành công với đơn vị uy tín – MonaSEO. Chúng tôi đã thực hiện thành công hàng trăm các dự án tối ưu hóa website đạt chuẩn SEO cho khách hàng. Hơn thế nữa, chúng tôi mong muôn năm 2023 sẽ bứt phá hơn mang lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Bạn chỉ cần liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 097 172 2523