Lỗi 404 là gì? Cách khắc phục lỗi 404 cho website
Chúng ta đã không còn xa lạ với thông báo “404 Page Not Found” khi truy cập một website bất kỳ và thường gọi nó là lỗi 404. Hiểu đơn giản nhất là website bị lỗi không thể truy cập được. Vậy bạn có nắm rõ chính xác lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 cho website ra sao? Cùng Webzo tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404 là một trang thái HTTP, có nghĩa là website bạn truy cập không tìm thấy trên trang chủ hiện hành. Tùy biến từng website mà tin nhắn báo tình trạng 404 khác nhau, tuy nhiên đều là một lỗi chung. 404 Page not Found này thường rất hay gặp và gây khó chịu cho người dùng.
Một số thông báo lỗi HTTP 404 Error:
– 404 Error
– Error 404
– HTTP 404
– The requested URL [URL] was not found on this server
– Error 404 Not Found
– 404 Page Not Found
– HTTP 404 Not Found
– 404 File or Directory Not Found
Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào?
Đây một lỗi thường gặp ở website, nó sẽ tạo những liên kết gãy gây ảnh hưởng đến quá trình truy cập và tìm kiếm thông tin của người dùng.
Lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng khi muốn truy cập vào website của bạn. Hãy thử đặt mình vào vị trí khách hàng đang truy cập trang web của bạn, họ đang muốn tìm kiếm thông tin và click vào liên kết mà họ nghĩ sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng link đó lại thông báo không thể truy cập được. Thông thường khách sẽ rời khỏi trang web lập tức để vào trang web khác tòm thông tin và khả năng ít quay lại hoặc không nghĩ sẽ vào trang web của bạn cho lần sau. Điều này làm bạn mất đi khách hàng tiềm năng rất cao phải không nào?
Lỗi 404 cũng gây hậu quả không tốt cho quá trình SEO web. Nếu website của bạn có quá nhiều trang bị 404 sẽ làm giảm lưu lượng truy cập người dùng, ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của Google. Một trang web có quá nhiều liên kết gãy sẽ bị Google đánh gia không tốt và làm giảm thứ hạng tìm kiếm trên Google.
Nguyên nhân xảy ra lỗi 404.
Về phương diện kỹ thuật, lỗi 404 có thể nguyên nhân do bạn gây nên, có thể gõ sai URL hoặc một trang nào đó đã được di chuyển tới trang khác hoặc bị xóa mà bạn không biết. Tóm lại, nguyên nhân xảy ra lỗi 404 thường có 3 lý do chính sau:
- Thay đổi URL: đây là nguyên nhân thường gặp. Khi bạn thay đổi đường dẫn cũ và không thông báo cho công cụ tìm kiếm, con BOT của Google sẽ không thể truy cập địa chỉ này được và đánh giá thông báo 404 cho Google biết.
- Mod Rewrite: Nguyên nhân có thể bạn đã chuyển hướng URL tới một trang khác nhưng khi bạn bật mod_rewrite trong .htaccess lên có thể có sai sót mà không biết.
- Sai Code: bất cứ một đoạn code nào sai cũng gây ra hậu quả khó kiểm soát. Như trong WordPress, file archive.php hoặc index.php sau một dấu ” hoặc một chữ nào đó nó cũng sẽ lỗi ngay.
Cách khắc phục lỗi 404 cho website.
Khi gặp lỗi 404 ở website, hãy thử áp dụng các cách dưới đây để khắc phục nhanh nhất nhé:
1. Tải lại trang.
Hãy tải lại trang bằng cách nhận F5 trên bàn phím, nhấn nút Refresh/Reload trên trình duyệt, hoặc đặt chuột trên thanh địa chỉ rôi Enter. Đây là cách đầu tiên và đơn giản để khắc phục lỗi 404, bởi đôi khi lỗi này xuất hiện không có vấn đề gì, thao tác như trên sẽ giúp trang hoạt động lại bình thường.
2. Kiểm tra lỗi trên URL.
Lỗi 404 Not Found xuất hiện khi nhập sai URL hoặc link dẫn từ trang khác có vấn đề, hãy kiểm tra lại vấn đề này nhé.
3. Sửa lại URL.
Với những đường dẫn dài có các danh mục, bạn hãy xóa bớt đuôi phía sau để tìm về trang web. Ví dụ địa chỉ trang web là www.web.vn/a/b/c xảy ra lỗi 404, hãy thay bằng www.web.vn/a/b hoặc www.web.vn/a/ nếu vẫn không được. Thao tác này sẽ giúp khắc phục lỗi 404 hoặc ít nhất cũng khẳng định rằng URL này đúng.
4. Tìm kiếm trang bằng công cụ tìm kiếm.
Nếu trường hợp bạn nhập sai URL do quên địa chỉ chính xác của trang web, hãy nhờ đến công cụ tìm kiếm như Bing Search hoặc Google Search. Khi tìm được trang mong muốn, hãy nhớ bookmark lại để tránh lỗi 404 sau này nhé.
5. Xóa cache trình duyệt.
Nếu khi bạn truy cập URL từ điện thoại di động thành công nhưng lại không thực hiện được trên máy tính bảng, hãy thử xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt tablet. Hoặc có khi bạn cũng phải xóa cả cookie trình duyệt nếu xóa cache không có kết quả. Nếu bạn muốn biết thêm về cache và cookie trong trình duyệt web là gì, bạn có thể ghé qua trang browsertweaks để xem những bài giải thích chi tiết hơn về 2 dữ liệu này trong website.
6. Thay đổi máy chủ DNS.
Thay đổi DNS trên máy tính nếu như toàn bộ trang web truy cập đều báo lỗi 404, đặc biệt nếu bạn vẫn có thể vào website này trên điện thoại hoặc ở các thành phố khác.
Lỗi 404 xuất hiện trên toàn bộ trang web không phải là lỗi thường gặp trừ khi nhà cung cấp mạng hoặc chính phủ chặn website để ngăn truy cập. Dù nguyên nhân là gì, nếu gặp sự cố này bạn chỉ có cách là đổi DNS.
Cuối cùng, nếu tất cả các cách nêu trên đều không khắc phục được lỗi 404, hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ website đó để họ tìm ra giải pháp và xử lý sớm nhất. Những công ty thiết kế web chuyên nghiệp như Webzo hay MonaMedia luôn hỗ trợ người dùng khắc phục những sự cố ngoài ý muốn này một cách nhanh chóng, chính vì vậy mà lựa chọn công ty thiết kế website cũng rất quan trọng nếu bạn muốn trang web của mình hoạt động trơn tru và vận hành ổn định trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của Webzo về nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về lỗi website, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất!