Google PageRank là gì? Cách tối ưu & Check Page Rank website
Google PageRank chắc chắn là thuật ngữ quen thuộc đối với những marketer chuyên thực hiện SEO. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của loại thuật toán hữu ích này. Chính vì thế, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để giải đáp mọi thắc mắc có liên quan đến PageRank. Đồng thời tìm hiểu thêm nhiều cách tối ưu & Check Page Rank website
Google PageRank là gì?
Đây vốn là một thuật toán chuyên đánh giá và thẩm định giá trị của các trang web. Theo đó Google PageRank sẽ dựa vào số lượng, chất lượng bài viết hoặc những trang liên kết. Từ đó tính toán để đưa ra số điểm cho website. Dựa vào số điểm từ PageRank, Google tiến hành xếp hạng website.
Vậy PageRank được dùng để đánh giá và so sánh các website trong hệ thống WWW (World Wide Web). Bên cạnh đó PageRank còn giúp cải thiện chất lượng của công cụ tìm kiếm. Mặc khác dựa vào nhu cầu người dùng và đưa ra những website có liên quan.
Vai trò và tầm quan trọng PageRank
- PageRank giữ vai trò thiết yếu mà bạn cần lưu ý khi thực hiện SEO:
- PageRank là “quan điểm” từ Google. Do đó bạn cần phải tìm hiểu và thực hiện theo để tạo ra một website chất lượng, đạt chuẩn.
- Vai trò xác định độ uy tín của website và domain. Theo đó website chỉ sở hữu PageRank cao khi trang web đó đang có nhiều liên kết chất lượng. Bao gồm external link và internal link. Nói cách khác website đang liên kết với nhiều website uy tín khác.
- PageRank là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tìm kiếm của website. Chính vì thế người thực hiện SEO cần tìm mọi cách để nâng cao PageRank
.
- Ngoài ra PageRank còn có tầm quan trọng đối với SEO:
- Như đã đề cập ở trên, đây là một yếu tố quyết định thứ hạng của website. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, PageRank đã không còn tác động quá mạnh mẽ đến xếp hạng. Thay vào đó PageRank chỉ còn là 1 trong 200 tín hiệu quyết định đến việc thu thập thông tin, định hướng và xếp hạng trang web.
- Ở thời điểm hiện tại, PageRank đang hỗ trợ Google sử dụng những liên kết của web nhằm đánh giá phép đo định tính (tương tự như thẩm quyền của 1 website). Do đó nhà thực hiện SEO vẫn phải nghiên cứu hoạt động của PageRank.
Những cách tối ưu & Check Page Rank website hiệu quả
Sau khi đã hiểu rõ bản chất của thuật toán PageRank. Chúng tôi sẽ đề xuất những phương pháp hỗ trợ tối ưu và Check Page Rank website cực kỳ hiệu quả.
Phương pháp tối ưu
Đây là 5 phương pháp tối ưu PageRank phổ biến và được nhiều nhà làm dịch vụ SEO Website thực hiện:
- Xây dựng hệ thống liên kết chất lượng gồm: Internal Link, OutLink và Backlink.
- Tập trung xuất bản những nội dung tốt nhất cho người xem. Bởi vì việc truy cập thường xuyên có thể giúp website gia tăng độ nhận diện và thứ hạng tìm kiếm.
- Tối ưu SEO Onpage bằng từ khóa chính trong tiêu đề, mô tả, đoạn văn, kết bài,…Đồng thời việc giới hạn lượng ký tự tại Meta sẽ đẩy mạnh kêu gọi và thu hút người dùng nhấp vào trang.
- Phân bổ lượng tự khóa hợp lý trong bài viết để tăng điểm xếp hạng. Mặc khác bạn không được chèn quá nhiều từ khóa mà chỉ nên duy trì mật độ 2 – 3%. Thông thường từ khóa chính sẽ được đặt trong tiêu đề, H2, URL hoặc trải đều bài viết.
Đọc thêm: Link là gì? Cách xây dựng liên kết cho website hiệu quả nhất
Công cụ Check Page Rank website
Để biết được thông tin chi tiết của PageRank, thì chúng ra sẽ cần đến những công cụ Check sau đây:
Plug-in Google Toolbar
Là một tính năng Add on được tạo ra từ Google. Do đó loại công cụ check này sẽ phản ánh giá trị PR cực kì chính xác. Ít nhất kết quả mà Plug-in Google Toolbar đưa ra gần với “quan điểm” của Google.
Thế nhưng hạn chế của Google Toolbar là khả năng hỗ trợ tại trình duyệt yếu kém. Bởi vì tính đến thời điểm hiện tại, công cụ này chỉ mới hỗ trợ mỗi trình duyệt Internet Explorer. Thậm chí Google Toolbar không thể hoạt động tại Cốc Cốc hay Google Chrome.
Plug-in SEOquake
Khắc phục được nhược điểm của Google Toolbar, công cụ SEOquake có thể hỗ trợ trình duyệt Google Chrome và FireFox. Bên cạnh đó công cụ này còn mang đến nhiều chỉ số đánh giá phục vụ trong công việc SEO của bạn.
Mặc dù cung cấp giá trị PR tương đương với Google Toolbar. Thế nhưng không rõ nguyên nhân nào mà Google đã không còn hỗ trợ đánh giá dựa vào PR kể từ 2013. Chính vì thế chỉ số PR mà SEOquake đưa ra không thể phản ảnh chính xác “quan điểm” của Google hiện nay.
MozRank(MR) – Add-on MozBar
Đây chính là công cụ check PageRank tốt nhất hiện nay, Theo đó những chỉ số mà MozBar đánh giá luôn gần với “quan điểm” xếp hạng của Google. Thậm chí giá trị MR của Moz còn chi tiết hơn nhiều so với giá trị PR.
Thang điểm đánh giá từ MozBar trùng khớp với PageRank (0 đến 10 hoặc N/A). Tuy nhiên nếu muốn check PageRank chuẩn hơn, thì bạn có thể kết hợp giá trị MR và PR từ Google. Nhờ đó bạn sẽ có đánh giá chuẩn xác về chất lượng của website.
Một số yếu tố ảnh hưởng PageRank
Bạn cần phải lưu ý đến những yếu tố tác động đến PageRank. Nhờ đó bạn mới có thể kiểm tra và tối ưu hiệu quả hơn.
Khả năng để 1 liên kết được nhấp vào
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến thuật toán PageRank, đồng thời được tham chiếu từ bằng sáng chế mô hình người lướt web của Google. Theo đó những liên kết sẽ có giá trị khác nhau, tùy theo khả năng được nhấp. Chẳng hạn, những liên kết có ít khả năng được nhấp vào gồm “các điều khoản và dịch vụ”.
Anchor Text
Đây là thao tác có ảnh hưởng lớn đến thứ hạng website từ những năm trước. Bởi vì nếu muốn cụm từ khóa tăng hạng, thì bạn cần sử dụng nhiều liên kết mà có cụm từ đó là anchor text. Tuy nhiên vào năm 2021, Google đã có những thay đổi và tạo ra hình phạt thủ công hoặc điều chỉnh thuật toán với hành vi lạm dụng anchor text. Bởi vì điều này vô tình tạo ra nhiều liên kết độc hại, vô giá trị.
Liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ hay Internal Link là cách để xây dựng SEO tổng thể cực kỳ hiệu quả bằng những liên kết nội bộ vững vàng. Theo đó những Internal Link sẽ có nhiệm vụ share xếp hạng giữa những trang trong một website. Điều này giúp tổng thể website được cân bằng hơn.
Nofollow links
Đây là phương pháp mà Google áp dụng để phân loại và đề xuất loại liên kết là tài trợ, quảng cáo hay thỏa thuận khác. Nhờ đó các nofollow sẽ giúp cải thiện thứ hạng của các website thông qua những comment spam, link dẫn đến web có rank cao.
Trước kia các nhà SEO thường sử dụng Nofollow để điều hướng PageRank dựa trên cơ sở chia đều những liên kết trỏ. Ví dụ nếu 1 website sở hữu 6 liên kết bên ngoài. Đồng thời cộng thêm thuộc tính Nofollow vào ⅚ link. Thì lúc này liên kết sẽ không chuyển điểm PageRank cho 5 trang còn lại.
Đến 2009, Google đã thông báo thủ thuật trên không thể hoạt động nữa. Thay vào đó PageRank sẽ được phân bổ trên tất cả liên kết, ngay cả khi chúng nhận được thuộc tính Nofollow.
Nội dung ở bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Nhờ vậy bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc Google PageRank là gì? Đồng thời còn được học hỏi thêm nhiều cách tối ưu & Check Page Rank website hiệu quả.